Các bước tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà

10:23 14/07/2019

BẢO DƯỠNG ĐIỀU HÒA TẠI NHÀ : Theo kinh nghiệm nhiều năm trong sửa chữa và bảo dưỡng điều hòa, chúng tôi khuyên sau 3-4 tháng bảo dưỡng điều hòa một lần. Việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ như vậy, không những giúp điều hòa hoạt động ổn định hơn, tăng tuổi thọ của máy, mà còn giúp chúng ta tiết kiệm một lượng điện năng đáng kể. Tuy việc bảo dưỡng đó là cần thiết, nhưng chúng ta cũng phải bỏ ra một khoản tiền đáng kể cho mỗi lần bảo dưỡng. Thường phí dịch vụ bảo dưỡng điều hòa tại nhà từ 150K – 250K / 1 máy. Việc tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà, sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày các bước tự bảo dưỡng máy điều hòa tại nhà, hy vọng các bạn có thể tự làm cho điều hòa nhà mình nhé.

tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà

Hình ảnh tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà

Trước hết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, tại sao phải bảo dưỡng điều hòa? Khi nào nên bảo dưỡng điều hòa nhé?

1. Tại sao cần bảo dưỡng máy điều hòa

Như chúng ta đã biết, máy điều hòa là thiết bị rất cần thiết trong mỗi gia đình. Vì vậy chúng ta cũng phải duy trì hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ của nó. Cụ thể bảo dưỡng máy điều hòa để nhằm các mục đích sau :

1.1. Tạo ra không khí trong lành

Việc điều hòa hoạt động liên tục, tối đa công suất trong một thời gian dài, khiến các bụi bẩn bám vào dành lạnh thành từng lớp dày đặc. Không những vậy, còn kèm theo mùi hôi rất khó chịu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta.

Do vậy, việc bảo dưỡng máy điều hòa một cách định kỳ, thường xuyên, trung bình thường 3 tháng /1 lần, sẽ giúp làm sạch hệ thống lọc khí, đem đến luồng không khí trong lành hơn. Giúp chúng ta có cảm giác dễ chịu hơn.

1.2. Tăng tuổi thọ máy điều hòa

Với việc được kiểm tra và lau chùi thường xuyên không những làm cho điều hòa hoạt động ổn định, trơn tru hơn mà còn tăng tuổi thọ của các linh kiện, điều hòa.

1.3. Tiết kiệm điện năng

Với việc điều hòa không được vệ sinh thường xuyên làm cho lớp bụi bẩn bám vào, vô tình khiến máy lạnh yếu, thời gian làm lạnh lâu hơn. Dẫn đến tiêu thụ điện năng nhiều hơn. Vì vậy, chúng ta nên làm sạch bụi bẩn để giảm sự hao phí điện năng, tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn.

bảo dưỡng máy điều hòa để tiết kiệm điện năng

Bảo dưỡng máy điều hòa sẽ giúp chúng ta tiết kiệm điện năng

1.4. Tiết kiệm chi phí bảo hành máy

Mỗi lần bảo dưỡng điều hòa là mỗi lần chúng ta kiểm tra lại hoạt động của nó, xem có trục trặc gì không. Giúp chúng ta phát hiện sớm các trục trặc của điều hòa, kịp thời thay thế và sửa chữa. Làm giảm thiếu đáng kể chi phí sửa chữa sau này.

Mặt khác việc bảo dưỡng điều hòa giúp máy luôn được làm sạch, có trạng thái hoạt động tốt nhất, tránh được các hỏng hóc, tiết kiệm chi phí sửa chữa.

2. Khi nào cần bảo dưỡng máy điều hòa?

Đến đây thì các bạn phần nào cũng hiểu được “Tại sao phải bảo dưỡng điều hòa?” phải không nào. Bảo dưỡng điều hòa quan trọng là thế, vậy khi nào chúng ta cần bảo dưỡng điều hòa.

Thông thường, trung bình 3 tháng các bạn nên bảo dưỡng máy điều hòa 1 lần. Còn nếu các bạn không nhớ rõ thời điểm bảo hành lần trước, các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây để biết khi nào cần bảo dưỡng nhé.

2.1. Máy điều hòa làm lạnh kém

Tình trạng này chúng ta có thể nhận biết như sau : Điều hòa bật được khoảng 30 phút rồi, nhưng vẫn không thấy mát. Đó là dấu hiệu máy điều hòa đang có vấn đề về làm mát. Tình trạng này có thể là do gas bị xì hoặc quạt đuôi nóng bị hỏng.

Lúc này, các bạn nên tắt và liên hệ đến trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng máy điều hòa uy tín và chất lượng để được giải quyết triệt để. Đó có thể là đơn vị bảo dưỡng điều hòa tại Long Biên của trung tâm điện lạnh Nam Phong.

2.2. Gas máy lạnh nhanh hết

Thông thường đối với những máy điều hòa mới hoặc máy điều hòa vẫn đang hoạt động tốt, trung bình tầm 6 tháng bơm gas/lần. Còn mới sử dụng được 1 – 2 tháng, điều hòa đã phải nạp gas, thì chúng ta nên xem lại đường ống hoặc van xem có bị rò rỉ không.

Trong trường hợp các bạn cần nạp gas, chúng tôi khuyên bạn nên dùng dịch vụ bảo dưỡng điều hòa tại Long Biên của Nam Phong – Một trong những đơn vị Điện Lạnh uy tín và chất lượng nhất Hà Nội.

2.3. Điều hòa hoạt động chập chờn

Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến trong thực tế, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do : nguồn điện yếu, hay không ổn định. Đặc biệt nếu chúng ta nối chung điều hòa với các tải có công suất lớn khác như bếp từ, bình nóng lạnh…

Vì vậy để đảm bảo nguồn điện được ổn định chúng ta nên mắc cho điều hòa một đường riêng, có kèm theo aptomat để bảo vệ khi quá tải hay chập điện.

Thông thường điều hòa sau một thời gian hoạt động khoảng 1 đến 2 năm cần kiểm tra tình trạng hoạt động của máy bảo dưỡng điều hòa kiểm tra chế độ vệ sinh, kiểm tra áp lực gas, độ làm lạnh của máy…Nếu thấy tình trạng máy không ổn định cần vệ sinh bảo dưỡng làm sạch điều hòa.

3. Tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà có những ưu điểm, nhược điểm gì?

Việc chúng ta tự tiến hành bảo dưỡng điều hòa tại nhà sẽ có những ưu điểm sau đây:

  • Tiết kiệm chi phí đáng kể cho mỗi lần bảo dưỡng. Đặc biệt đối với những hộ gia đình dùng nhiều điều hòa.
  • Giúp chúng ta không phải đợi chờ.
  • Chúng ta có thể bảo dưỡng bất kỳ lúc nào chúng ta muốn.
  • Giúp chúng ta có những hiểu biết chính xác hơn về cấu tạo hay nguyên lý hoạt động của máy điều hòa.

Tuy nhiên bên cạnh đó việc tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà cũng có những nhược điểm sau đây :

  • Tốn công sức, thời gian bảo dưỡng.
  • Không có đầy đủ máy móc, dụng cụ bảo dưỡng điều hòa.
  • Thiếu kỹ năng, kinh nghiệm bảo dưỡng.
  • Chất lượng bảo dưỡng có thể thấp hơn so với thuê dịch vụ.

Vậy nhưng, đối với máy mới  mua, việc bảo dưỡng sẽ đơn giản, không mất nhiều thời gian. Chúng tac chỉ cần chỉ cần  bảo dưỡng mặt ngoài máy, lưới lọc không khí. Trong trường hợp này, tôi khuyên các bạn nên tự bảo dưỡng máy điều hòa tại nhà, để tiết kiệm chi phí cho mỗi lần bảo dưỡng.

4. Các dụng cụ cần thiết để tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà

Trước khi tiến hành tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà các bạn cần phải chuẩn bị các máy móc dụng cụ bảo dưỡng, và bảo hộ an toàn như sau :

  • Bơm tăng áp hoặc bình xịt nước
  • Ampe kìm
  • Đồng hồ kiểm tra áp suất gas
  • Hộp đồ kỹ thuật điện bao gồm : tuốc nơ vít, kìm điện, bút thử điện…và các thiết bị sửa điện dân dụng khác.
  • Dung dịch tẩy rửa dùng để làm sạch dàn lạnh
  • Khăn mềm sạch để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
  • Túi ni lông cỡ lớn, hay bạt dùng để chắn nước
  • Thang, dây treo an toàn…
  • Các dụng cụ bảo hộ như găng tay, kính, mũ…

dụng cụ bảo dưỡng điều hòa tại nhà

Dụng cụ cần thiết để tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà

5. Các bước tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà

Trung tâm điện lạnh Nam Phong xin bật mí tới các bạn các bước tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà khá cơ bản. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà đối với những trường hợp đơn giản nhé.

5.1. Kiểm tra sơ bộ hoạt động của máy trước khi bảo dưỡng

Việc kiểm tra này sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt được tình trạng hoạt động của điều hòa. Từ đó có thể chẩn đoán các vấn đề có thể xảy ra với điều hòa của bạn.

Chúng ta kiểm tra các nội dung sau :

  • Kiểm tra xem máy chạy có tiếng kêu to không.
  • Kiểm tra dòng điện làm việc, các thông số của máy như áp suất đường đẩy và áp suất đường hồi của máy. Chúng ta kiểm tra bằng cách dùng Ampe kìm.
  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài của vỏ máy dàn lạnh và dàn nóng
  • Kiểm tra các điểm nối điện.
  • Kiểm tra khả năng lưu thông gió của dàn nóng và dàn lạnh.

5.2. Vệ sinh dàn lạnh

Dàn lạnh là một trong 2 bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điều hòa. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của máy điều hòa. Bởi vậy mà việc vệ sinh dàn lạnh thường xuyên sẽ làm tăng hiệu suất làm việc của điều hòa, tiết kiệm điện năng.

Trước khi tiến hành vệ sinh, các bạn đừng quên tắt toàn bộ nguồn nối với điều hòa nhé, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

Để vệ sinh dàn lạnh chúng ta dùng bơm áp lực, phun nước trực tiếp vào dàn lạnh và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Khi vệ sinh dàn lạnh chúng ta cần chú ý những điều sau :

  • Để tránh hỏng các bo mạch, khi phun nước lên ta chú ý che chắn để nước tránh vào bo mạch, các linh kiện điện tử.
  • Khi phun chúng ta phải điều chỉnh vòi phun nước phù hợp sao cho không làm hỏng đến các cánh tản nhiệt của giàn lạnh.
  • Phun nước nhẹ nhàng, đều tay, dọc theo cánh tản nhiệt, tuyệt đối không được phun nước ngang làm hỏng cánh tản nhiệt.

5.3. Vệ sinh dàn nóng

Dàn nóng cũng là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của máy điều hòa không khí. Việc dàn nóng hoạt động không tốt, cũng sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của điều hòa.

Khác với dàn lạnh được đặt trong phòng, thì dàn nóng được đặt ở ngoài trời, nên rất dễ bám bụi, dễ để các đồ vật có kích thước nhỏ rơi vào. Vì thế nếu dàn nóng không được vệ sinh định kỳ, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quạt và block của điều hòa.

Để vệ sinh dàn nóng, chúng ta sử dụng máy bơm áp lực, phun nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt, nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn bám vào. Cũng như giàn lạnh khi vệ sinh dàn nóng chúng ta cũng cần chú ý :

  • Khi phun chúng ta phải điều chỉnh vòi phun nước phù hợp sao cho không làm hỏng đến các cánh tản nhiệt của giàn nóng.
  • Phun nước nhẹ nhàng, đều tay, dọc theo cánh tản nhiệt, tuyệt đối không được phun nước ngang làm hỏng cánh tản nhiệt.

vệ sinh dàn nóng

Vệ sinh dàn nóng máy điều hòa

5.4. Vệ sinh lưới lọc không khí của dàn lạnh

Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, nếu chúng ta không tiến hành vệ sinh thường xuyên, lớp bụi này ngày một dày thêm. Nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm lạnh của máy điều hòa. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn. Vì vậy vệ sinh lưới lọc một cách định kỳ cũng rất cần thiết.

Vậy thì sau bao lâu cần vệ sinh lưới lọc không khí, Điện lạnh Nam Phong xin bật mí là sau khoảng 2-3 tuần bạn nên vệ sinh lưới lọc khí một lần.

Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rửa sạch. Khi vệ sinh lưới lọc chúng ta nên dùng nước ấm khoảng 30 độ C, để rửa sạch. Cuối cùng dùng khăn lau, lau khô lưới lọc khí.

5.5. Kiểm tra lưu lượng gas, nạp gas điều hòa bổ sung

Để kiểm tra lưu lượng gas chúng ta dùng mắt thường quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng. Nếu cả 2 ống lớn và nhỏ đều không ướt, sờ vào không lạnh, gió thổi ra dàn nóng không nóng, thì đó là tình trạng gas đã cạn kiệt. Lúc này chúng ta cần nạp gas ngay.

Để nạp gas, các bạn liên hệ đến trung tâm bảo dưỡng điều hòa tại nhà gần đó để được nạp nhé.

5.6. Lắp ráp lại các bộ phận rồi tiến hành kiểm tra hoạt động của điều hòa

Bước này là bước chúng ta sẽ tiến hành lắp ráp các bộ phận lại với nhau, sau đó kiểm tra hoạt động của điều hòa sau khi lắp các bộ phận. Khi kiểm tra chúng ta cần kiểm tra những nội dung sau :

  • Kiểm tra nguồn điện, dây điện và ổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc bị hở không.\?
  • Bật máy và bắt đầu kiểm tra xem điều hòa hoạt động trơn tru hay không?
  • Chúng ta tiến hành kiểm tra tổng thể các thông số như điện áp, dòng điện, áp suất và so sánh với các thông số của máy được xác lập theo catalog của máy.
  • Kiểm tra tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập…có êm không? Gió thổi ra từ dàn lạnh có mùi hôi hay không…

Nếu thấy máy chạy êm, không có dấu hiệu bị chảy nước, và làm mát nhanh thì bạn đã bảo dưỡng thành công cho máy điều hòa của mình rồi.

kiểm tra hoạt động của máy

Kiểm tra hoạt động của điều hòa sau khi bảo dưỡng

Trên đây là tất cả những bước cơ bản để tiến hành bảo dưỡng máy điều hòa tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ của trung tâm Điện Lạnh Nam Phong, sẽ giúp các bạn có thể tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà cho mình.

Đăng ký nhận báo giá

Đăng ký nhận báo giá

09 366 355 28