Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa

08:32 15/10/2019

Trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta, điều hòa là thiết bị điện khá cần thiết và gần gũi với mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được cấu tạonguyên lý hoạt động của dàn lạnh, hay cách vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa như thế nào?

Vì thế bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cấu tạo, nguyên lý hoạt động, và cách vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa.

1. Cấu tạo của dàn lạnh điều hòa

Dàn lạnh là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của máy điều hòa. Nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của điều hòa. Cấu tạo của dàn lạnh bao gồm các bộ phận sau :

  • Vỏ nhựa bên ngoài : Được thiết kế để bảo vệ các thiết bị điện, linh kiện điện bên trong dàn lạnh. Mặt khác được thiết kế để tăng tính thẩm mỹ.
  • Tấm lưới lọc chắn bụi bẩn vào dàn lạnh : Có nhiệm vụ lọc bụi bẩn không khí trong phòng trước khi gió tuần hoàn qua dàn lạnh.
  • Quạt dàn lạnh : Có nhiệm vụ tuần hoàn gió qua dàn lạnh, tỏa đều ra khắp phòng .
  • Bo mạch điều khiển hoạt động của máy : Điều khiển vận hành hoạt động của điều hòa.
  • Dàn lạnh bằng đồng hoặc nhôm ( ống dẫn gas ) : có tác dụng tuần hoàn môi chất lạnh trong hệ thống.

cấu tạo máy điều hòa

Cấu tạo dàn lạnh máy điều hòa

2. Nguyên lý hoạt động dàn lạnh điều hòa

Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa như sau :

Môi chất lạnh sau khi được trao đổi nhiệt tại dàn ngưng, sẽ được di chuyển đến van tiết lưu để giảm áp suất. Sau khi qua van tiết lưu môi chất lạnh ở trạng thái nhiệt độ thấp và áp suất thấp.

Môi chất lạnh này tiếp tục được đưa đến dàn bay hơi ( hay còn gọi là dàn lạnh ). Tại dàn lạnh môi chất lạnh ở thể lỏng hấp thụ nhiệt không khí do quạt thổi vào và hóa hơi dần dần.

Không khí sau khi được làm mát tại đây sẽ làm mát cho khu vực trong nhà. Còn môi chất lạnh sau khi được hóa hơi, sẽ được máy nén hút về để thực hiện chu trình làm lạnh tiếp theo.

nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa

Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa

3. Các dụng cụ cần thiết để vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa

Trước khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa, các bạn cần phải chuẩn bị các máy móc, dụng cụ sau :

  • Bơm tăng áp hoặc bình xịt nước
  • Ampe kìm
  • Đồng hồ kiểm tra áp suất gas
  • Hộp đồ kỹ thuật điện bao gồm : tuốc nơ vít, kìm điện, bút thử điện…và các thiết bị sửa điện dân dụng khác.
  • Dung dịch tẩy rửa dùng để làm sạch dàn lạnh
  • Khăn mềm sạch để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
  • Túi ni lông cỡ lớn, hay bạt dùng để chắn nước
  • Thang, dây treo an toàn…
  • Các dụng cụ bảo hộ như găng tay, kính, mũ…

các dụng cụ dùng để vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa

Dụng cụ cần thiết để vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa

4. Cách vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa

Dàn lạnh là một trong 2 bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điều hòa. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của máy điều hòa. Bởi vậy mà việc vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa thường xuyên sẽ làm tăng hiệu suất làm việc của điều hòa, tiết kiệm điện năng.

Vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa bao gồm vệ sinh các bộ phận chính như : Dàn lạnh bằng đồng, Tấm lưới lọc không khí, Vỏ bọc bằng nhựa bên ngoài.

Chú ý : Trước khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh các bạn đừng quên tắt toàn bộ nguồn nối với điều hòa nhé, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa

Vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa

Vệ sinh dàn lạnh bằng đồng

Để vệ sinh dàn lạnh bằng đồng chúng ta dùng bơm áp lực, phun nước trực tiếp vào dàn lạnh và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Khi vệ sinh dàn lạnh chúng ta cần chú ý những điều sau :

  • Để tránh hỏng các bo mạch, khi phun nước lên ta chú ý che chắn để nước tránh vào bo mạch, các linh kiện điện tử.
  • Khi phun chúng ta phải điều chỉnh vòi phun nước phù hợp sao cho không làm hỏng đến các cánh tản nhiệt của giàn lạnh.
  • Phun nước nhẹ nhàng, đều tay, dọc theo cánh tản nhiệt, tuyệt đối không được phun nước ngang làm hỏng cánh tản nhiệt.

Vệ sinh vỏ bọc bằng nhựa bên ngoài

Việc vệ sinh vỏ nhựa bên ngoài khá là đơn giản, sau khi tháo vỏ nhựa xong, chúng ta chỉ việc dùng vòi phun nước để làm sạch, sau đó dùng khăn để lau khô vỏ nhựa là xong.

Vệ sinh tấm lọc không khí

Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, nếu chúng ta không tiến hành vệ sinh thường xuyên, lớp bụi này ngày một dày thêm. Nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm lạnh của máy điều hòa. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn. Vì vậy vệ sinh lưới lọc một cách định kỳ cũng rất cần thiết.

Vậy thì sau bao lâu cần vệ sinh lưới lọc không khí, Điện lạnh Nam Phong xin bật mí là sau khoảng 2-3 tuần bạn nên vệ sinh lưới lọc khí một lần.

Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rửa sạch. Khi vệ sinh lưới lọc chúng ta nên dùng nước ấm khoảng 30 độ C, để rửa sạch. Cuối cùng dùng khăn lau, lau khô lưới lọc khí.

Vậy là qua bài này các bạn có thể tự vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa nhà mình rồi. Còn nếu các bạn không đủ dụng cụ hoặc không an tâm chất lượng tự vệ sinh, các bạn có thể gọi đến các trung tâm bảo dưỡng điều hòa của Điện Lạnh Nam Phong để được giải quyết.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Số 136 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 09 366 355 28 – 0982 84 06 06

Email: suadiennuoc.net.vn@gmail.com

Website: suadiennuoc.net.vn

Các cơ sở bảo dưỡng điều hòa của trung tâm Điện Lạnh Nam Phong

  • Cơ sở 1 : 136 Hồ Tùng Mậu
  • Cơ sở 2 : 173 Xuân Thủy
  • Cơ Sở 3 : 299 Hoàng Quốc Việt
  • Cơ Sở 4 : 49 Nguyễn Chí Thanh
  • Cơ Sở 5 : 378 Thụy Khuê
  • Cơ Sở 6 : 63 Ngọc Khánh, Ba Đình
  • Cơ Sở 7 : 110 Trần Duy Hưng
  • Cơ Sở 8 : 443 Nguyễn Trãi
  • Cơ Sở 9 : 650 Quang Trung, Hà Đông
  • Cơ Sở 10: 123 Lê Trọng Tấn
  • Cơ Sở 11: 78 Tây Sơn
  • Cơ Sở 12: 34 Bát Sứ, Hàng Bồ
  • Cơ Sở 13: 392 Bạch Mai
  • Cơ Sở 14: 12 Hoàng Mai
  • Cơ Sở 15: 260 Lĩnh Nam
  • Cơ Sở 16: 14 Âu Cơ, Tây Hồ
  • Cơ Sở 17: Đội 1, Xã Ngọc Hồi
  • Cơ Sở 18: Xã Liên Hồng, Huyện Đan Phượng
  • Cơ Sở 19: 489 Hà Huy Tập, Yên Viên
  • Cơ Sở 20: 34 Đa Lộc, Huyện Đông Anh

Đăng ký nhận báo giá

Đăng ký nhận báo giá

09 366 355 28